Phạt nghiêm để giữ danh
Nghệ sĩ Vũ Thanh cho biết, bác sĩ chẩn đoán vợ ông bị nhiễm trùng hệ thần kinh, viêm phổi, viêm đường ruột nặng. Bên cạnh đó, bà còn mắc nhiều bệnh nền. Hiện ca sĩ Lệ Hải vẫn hôn mê, đang được điều trị để có thể tiến hành phẫu thuật não trong tuần này. Nghệ sĩ Vũ Thanh tâm sự, các bác sĩ chẩn đoán tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật của vợ ông là 50%, khó có thể phục hồi hoàn toàn. Theo diễn viên Vật chứng mong manh, suốt 3 tháng qua, ca sĩ Lệ Hải phải nhiều lần nhập viện vì bệnh tật. Bà bị viêm đa khớp nặng, gây khó khăn trong việc đi lại. Trong một lần bước lên bậc thềm, bà bị ngã, dẫn đến mẻ xương sống, sau đó tai biến nhẹ. Thời gian qua, cuộc sống của gia đình nghệ sĩ Vũ Thanh gặp nhiều khó khăn. Ông cho biết gia đình bên vợ có hỗ trợ một khoản. Một số bạn bè, đồng nghiệp đề nghị quyên góp tiền, tổ chức đêm nhạc gây quỹ, song Vũ Thanh từ chối vì ngại ồn ào. "Trước đây, chúng tôi có mở quán bún để kiếm tiền trang trải. Nhưng giờ có tuổi rồi, sức khỏe yếu nên chúng tôi giao lại cho con cháu quản lý. Tôi có đi quay một số chương trình, đi diễn, cũng như buôn bán nước mắm. Dù khó khăn, tôi vẫn sẽ cố gắng hết sức để cùng vợ vượt qua giai đoạn này", nam nghệ sĩ chia sẻ. Ca sĩ Lệ Hải sinh năm 1948, từng là ca sĩ phòng trà nổi danh. Nghệ sĩ Vũ Thanh sinh năm 1959, là nghệ sĩ đa năng khi có thể hát tân nhạc, cải lương, làm ảo thuật, diễn chính kịch, tấu hài, viết kịch bản... Vũ Thanh kết hôn với ca sĩ Lệ Hải hơn 40 năm. Để có được một gia đình hạnh phúc, cả hai từng trải qua giai đoạn sóng gió, lạc mất nhau bởi người thứ ba. Ở tuổi xế chiều, vợ chồng nghệ sĩ ở nhà thuê, vẫn bươn chải mưu sinh.Xem phim miễn phí tẹt ga trên ứng dụng giải trí Galaxy Play
Bố và mẹ đều là quân nhân công tác tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị, từ nhỏ Lê Thị Thảo Nhi (trú tại khu phố 2, P.3, TP.Đông Hà) đã yêu thích màu áo xanh Bộ đội Cụ Hồ và nuôi dưỡng ước mơ được nối tiếp truyền thống gia đình. Năm 2015, khi Thảo Nhi học lớp 7, anh trai học lớp 11 thì một biến cố lớn ập xuống gia đình, người bố qua đời đột ngột do bạo bệnh. Khó khăn chồng chất khó khăn khi người mẹ là thiếu tá Nguyễn Thị Hà (nhân viên quân y, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị), phải một nách nuôi 2 con nhỏ, trong khi bản thân lại bị bệnh tim, điều trị dài ngày.Hiểu hoàn cảnh gia đình, mất bố khi tuổi còn nhỏ, thương mẹ thường xuyên ốm đau, anh em Thảo Nhi đã luôn ý thức cố gắng học tập và chịu khó đỡ đần cho mẹ trong mọi việc gia đình. Tốt nghiệp THPT, anh trai lớn Lê Đức Hưng đã quyết tâm ôn thi và đỗ vào Trường sĩ quan Công binh, hiện nay đang giữ chức vụ Đại đội phó, Đại đội Công binh, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị. Năm nay, vừa tốt nghiệp đại học, Thảo Nhi cũng tình nguyện nhập ngũ. "Gia đình rất vui mừng và tự hào khi con gái được trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Mong sao con gái giữ vững bản lĩnh, nỗ lực nhiều hơn để có thể rèn luyện, sớm thích nghi với môi trường mới, phát huy truyền thống gia đình", thiếu tá Nguyễn Thị Hà chia sẻ.Những ngày đầu xuân, đến thăm gia đình thiếu tá Hà, ai cũng cảm nhận được niềm vui ấm áp, lan tỏa trong ngôi nhà nhỏ. Tết năm nay, gia đình chị đón nhận niềm vui lớn khi con gái Thảo Nhi chuẩn bị lên đường nhập ngũ.Thảo Nhi chia sẻ thêm về quyết định của mình: "Sinh ra trong gia đình quân nhân nên từ nhỏ em đã phần nào làm quen và ý thức được những khó khăn, vất vả của người lính. Được vào môi trường quân đội, với em là một vinh dự lớn. Em sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện để không phụ lòng mong đợi của gia đình và mong muốn tiếp nối truyền thống gia đình, được phục vụ lâu dài trong quân đội". Chỉ còn ít ngày nữa, Thảo Nhi sẽ lên đường nhập ngũ. Dẫu biết rằng môi trường quân đội đối với nữ tân binh còn nhiều khó khăn, vất vả phía trước, nhưng có sự quan tâm của các cấp, sự động viên khích lệ của người thân và truyền thống gia đình, Thảo Nhi đã sẵn sàng tâm thế tốt nhất cho ngày tòng quân.
Người dân quay phim, chụp hình, livestream thế nào để không bị xử phạt?
Để có được đàn bồ câu thân thiện, sẵn sàng sà xuống ăn thức ăn từ người dân, du khách, hơn 4 năm nay ông Nguyễn Văn Thông (69 tuổi, nhà tại đường Trịnh Phong, P.Tân Tiến, TP.Nha Trang) đã tự nguyện ngày 2 buổi đến Quảng trường 2.4 cho bồ câu ăn.Ông Thông cho hay, hằng ngày đi tập thể dục, thấy những cánh chim bồ câu chao lượn rất đẹp trong nắng sớm, ông nảy sinh ý định cho bồ câu ăn với chủ ý "quy tụ" một đàn bồ câu thật lớn. Ông đã tự bỏ tiền mua thóc, ngày 2 buổi sáng chiều không ngại mưa nắng, đều đặn cho bồ câu ăn. Suốt hơn 4 năm qua, đàn bồ câu dường như cũng quen với bóng dáng hiền hòa của người đàn ông này. Cứ thấy bóng ông, hàng trăm con bồ câu xòe to đôi cánh lượn một vòng quanh bờ biển rồi đáp xuống ríu rít tranh nhau nhặt thóc từ tay ông.Từ đàn chim dưới 50 con, sau hơn 4 năm cho ăn đều đặn, đến nay số lượng đã lên đến hơn 500 con. Ngoài sự thích thú check-in cùng đàn bồ câu của du khách khi đến tham quan Quảng trường 2.4, người dân địa phương cũng thường xuyên đưa gia đình cùng các cháu nhỏ đến cho ăn và chơi với đàn bồ câu.Theo đề nghị của Ban Quản lý Dịch vụ công ích, cuối tháng 12.2024, UBND TP.Nha Trang đã giao cho Ban làm việc với ông Nguyễn Văn Thông thống nhất việc ông sẽ cho chim bồ câu ăn tại Quảng trường 2.4 vào 2 buổi sáng - chiều và được thành phố hỗ trợ 2 - 3 kg thóc/ngày. Đồng thời phân công, lực lượng phối hợp hỗ trợ chăm sóc đàn chim khi ông Thông bận. Công ty CP Môi trường đô thị Nha Trang sẽ giữ vệ sinh khu vực Quảng trường 2.4, bảo đảm duy trì hoạt động này lâu dài. Chim bồ câu được xem là biểu tượng của hòa bình. Hình ảnh đàn bồ câu bay rợp trời tại bãi biển Nha Trang đã để lại trong lòng du khách cũng như người dân địa phương một cảm giác bình yên, nhất là trong những ngày xuân Ất Tỵ vừa qua. Ông Thông hy vọng thời gian tới sẽ có thêm nhiều người cùng chăm sóc, bảo vệ đàn chim để không gian quảng trường thêm sống động, góp phần đưa hình ảnh đẹp của TP.Nha Trang hiền hòa đến du khách trong và ngoài nước.
Gia đình của bà Nguyễn Thị Hằng (ở Q.4) là gia đình đông con nhất trong số các hộ tham gia chương trình "Gia đình Việt với sinh viên Lào và Campuchia đang học tập tại TP.HCM" của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.Trước khi tham gia chương trình này, bà Hằng đã có "kinh nghiệm ngoại giao" từ việc đỡ đầu các sinh viên từ các nước Campuchia, Myanmar, tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP).Bà Hằng kể rành rọt tên của 6 bạn sinh viên người Lào trong nhà, trong đó 4 nữ tên Keo, Lona, Duangmany, Loungtavan và 2 nam là Nando, Xaiyaphone."Nói là nhà có 6 đứa con nhưng thỉnh thoảng các con kéo bạn bè qua chơi, nhà lên tới 20 người. Các con cũng gọi tôi là mẹ luôn. Nhà đông vui lắm", bà Hằng nói.Theo bà Hằng, lúc mới về gia đình, các con còn lạ lẫm, chưa quen tiếng Việt, chưa thích nghi được hết với phong tục, tập quán của người Việt. Do đó, miễn có chương trình thì bà đều cố gắng tạo điều kiện, rủ rê các con tham gia.Qua mấy năm, tình cảm mẹ con cứ tăng dần. Chuyện học hành, ăn ở, cho tới những chuyện thầm kín của cá nhân như yêu ai, mến ai, các con cũng đều thỏ thẻ với mẹ Hằng.Các bạn sinh viên đều gật gù với nhau rằng mẹ Hằng nấu ăn rất ngon, trình độ trang trí món ăn của bà Hằng không kém gì các nhà hàng cao cấp.Loungtavan (quê ở Vientiane) cho hay cô cũng thường tham gia với mẹ nhiều cuộc thi nấu ăn và "ẵm" nhiều giải thưởng về nấu ăn.Trong sinh hoạt thường ngày, hầu như khi rảnh là cô ở nhà mẹ Hằng, thích mẹ làm chả giò, bún thịt nướng, bún bò nhất. Thỉnh thoảng, cô và các anh chị em khác cũng vào bếp và nấu cho mẹ những món truyền thống của người Lào.Điều cô thấy thích nhất ở Việt Nam và đặc biệt ở TP.HCM là tính cách con người sống bao dung, đơn giản và hiếu khách. Hạ tầng, chất lượng sống của TP.HCM cũng phát triển mỗi ngày. Gắn bó với một thành phố cởi mở và một gia đình người Việt luôn chào đón, chia sẻ với mình là điều mà Loungtavan cảm thấy trân trọng.Về phần mình, bà Hằng cũng bày tỏ lòng biết ơn khi có các con đồng hành trong cuộc sống. Bà không chỉ chăm sóc, dạy dỗ mà còn học hỏi nhiều điều từ các con, đặc biệt là về văn hóa và ẩm thực."Tôi cũng được sang Lào, đến các cơ quan ngoại giao của nước Lào, tôi ý thức đây là công việc quan trọng, có trách nhiệm với các con, và góp phần vun đắp cho tình hữu nghị vững bền giữa hai nước. Tôi mong là sẽ có thêm nhiều gia đình dang rộng vòng tay để chào đón, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên Lào, Campuchia đến Việt Nam học tập", bà Hằng cho hay.Chhey Vorn (quê ở Siem Reap, Campuchia) mới sang TP.HCM học được 2 năm. Hiện giờ Vorn là sinh viên năm hai của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.Nói tiếng Việt khá rành rõi, Vorn kể gia đình mình có đông anh chị em và cha mẹ rất mong em sẽ ráng học thành tài. Biết ngành y tại TP.HCM rất phát triển, Vorn quyết định sang Việt Nam du học và được gia đình hết lòng ủng hộ."Lúc mới sang, tôi nhớ nhà nhiều lắm. Nghe bạn bè khen về chương trình gia đình Việt, tôi đăng ký tham gia ngay để hiểu hơn về văn hóa, con người nơi đây và dần quen với cuộc sống ở đất nước mới", Vorn nhớ lại.Từ ngày vào nhà của mẹ Diệp Thị Kim Hiền (Q.4), Vorn cảm giác như có gia đình ruột thịt ở bên cạnh và bớt chơi vơi vì nỗi nhớ nhà."Có mẹ đỡ đầu, tôi được mẹ dắt đi tham gia nhiều hoạt động văn hóa, đi du lịch, thăm chùa chiền… Đặc biệt, mẹ Hiền nấu ăn rất ngon. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam, và món khoái khẩu nhất của tôi là bún riêu", Vorn chia sẻ.Vorn nói vui rằng mình có tận hai nhà, ở hai quốc gia. Và điều động viên cô nhất chính là ở đất nước nào, cô cũng được yêu thương. Khi về Campuchia, cô cũng nhớ mẹ Hiền nhiều như lúc ở TP.HCM mà nghĩ về gia đình ruột thịt vậy.Khi được hỏi về dự định sau khi ra trường, Chhey Vorn cho biết cô tính về lại Campuchia để đóng góp cho quê hương. Dù đi đâu, những kỷ niệm, thời tuổi trẻ được gắn bó với con người Việt Nam chắc chắn là hành trang cho sự nghiệp của cô sau này.Ngoài Vorn, bà Hiền còn nhận đỡ đầu cho một sinh viên Campuchia khác. Bà nói các em lúc mới sang TP.HCM thấy rất lạ."Mình là một người mẹ, đã nhận các con rồi thì mình phải có trách nhiệm, giúp đỡ các con quen với cuộc sống ở nơi này để các con yên tâm học tập. Vào cuối tuần thì tôi cũng dắt các đi ăn uống, đi chơi để các con có thể hiểu thêm về đất nước Việt Nam. Cũng có khi các con kéo về nhà mẹ, tôi chỉ các con nấu ăn. Cũng rất vui, tôi xem các con như con ruột của mình", bà Hiền kể.Chia sẻ về lý do tham gia nhận đỡ đầu cho các em, bà Hiền nói bà tình cờ biết đến chương trình và thấy rằng đây là hoạt động rất hay, giúp gắn kết tình hữu nghị giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia."Các con cũng dạy tôi rất nhiều thứ. Chúng tôi ngồi kể cho nhau nghe về văn hóa của mỗi quốc gia và qua đó, tôi cũng biết được nhiều món ăn của người Campuchia. Có lần các con nấu cho tôi món Num Banh Chok là món bún truyền thống rất nổi tiếng của Campuchia. Ăn rất ngon", bà Hiền nhớ lại.Theo ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, năm 2024 có 95 gia đình Việt, 127 sinh viên Lào và 35 sinh viên Campuchia tham gia chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM.Ngoài các hoạt động chính của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM như tổ chức giao lưu gia đình Việt Nam - Campuchia và hỗ trợ kinh phí hơn 748 triệu đồng cho các gia đình nuôi thì những tổ chức chính trị - xã hội của TP.HCM đã triển khai nhiều sự kiện ý nghĩa cho các gia đình và sinh viên. Qua đó, chương trình ngày càng được cải thiện về chất lượng, để lại ấn tượng tốt đẹp và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia.
Bộ đôi xe châu Âu - Skoda có đủ sức 'đấu' xe Nhật, Hàn?
Hội đồng Anh và IDP vài ngày trước thông báo tất cả kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển đổi sang hình thức thi trên máy tính từ sau 29.3, tức sẽ dừng thi IELTS trên giấy từ 30.3 trở đi. Chủ đề này nhanh chóng thu hút sự chú ý trên mạng xã hội và khiến không ít thí sinh lo lắng, e ngại. "Mình thấy cộng đồng mạng loạn hết cả lên nên cũng sốt ruột ghê", một bài đăng trên Threads có 264.000 lượt xem cho biết.Nguyễn Thúy An, học sinh một trường THPT tại Q.5, TP.HCM, chia sẻ với Thanh Niên rằng em vừa mới đăng ký thi IELTS trên giấy một ngày trước, sau khi biết tin hình thức này sẽ bị "khai tử" ở Việt Nam. "Trên trung tâm, em chỉ học cách làm bài thi trên giấy nên sợ thi máy không quen, dẫn đến việc điểm thấp. Lúc đầu em tính tháng 4 mới thi để tránh thi học kỳ trên trường, nhưng đành phải đẩy lịch sớm hơn", An bộc bạch.Trong khi đó, M.P, học viên cao học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng đã đăng ký thi IELTS trên giấy vào tối 7.1, chỉ vài tiếng sau khi có tin hủy tổ chức. P. kể, dù thường xuyên làm việc trên máy tính nhưng cô lại không quen với việc thi trên máy tính. "Tôi đã thử thi IELTS trên máy tính nhưng không hiệu quả. Việc cầm bút làm bài vẫn phù hợp với tôi hơn", P. cho hay.Trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo một số trung tâm tiếng Anh cho biết sau khi có tin sắp dừng thi IELTS trên giấy, nhiều học viên đã lập tức "chốt" thi hình thức này. Xu hướng này xuất phát từ đa dạng nguyên nhân, như thí sinh bị loạn thị; không quen đọc trên máy tính; kỹ năng dùng máy tính chưa thành thạo (nhất là các bạn học sinh THPT vốn quen thuộc với việc làm bài tập, bài thi và nháp trên giấy); bố cục bài thi có thể khiến các bạn mất tập trung..."Ít cơ hội tiếp cận với bài thi IELTS trên máy tính cũng là một nguyên nhân, do tới nay Hội đồng Khảo thí và Nhà xuất bản ĐH Cambridge chưa cung cấp nền tảng cho thí sinh trải nghiệm thường xuyên, mà các tài liệu hiện hành vẫn chỉ là những bộ sách giấy. Nhìn chung, thi máy dù có nhiều tiện lợi song có thể không phù hợp với một số bạn", thạc sĩ Phan Thị Song Sương, sáng lập Trung tâm Home English (Đà Nẵng), lý giải.Một số thí sinh cũng thắc mắc, liệu đề thi IELTS trên máy tính có khó hơn thi trên giấy? Trả lời vấn đề này, cả Hội đồng Anh lẫn IDP đều cho biết hai hình thức thi IELTS "tương đồng về định dạng bài thi, câu hỏi và cách thức chấm điểm", tức nội dung bài thi không thay đổi dù chọn thi trên giấy hay trên máy tính. Sự khác biệt duy nhất là cách thức làm bài thi, hai đơn vị nhấn mạnh.Vừa dự thi IELTS trên máy tính hồi tháng 12.2024, Hồ Anh Tuấn, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết để làm quen với hình thức này sau thời gian dài ôn luyện bằng tài liệu giấy, anh phải chuẩn bị trước một tháng để tập làm quen với các thao tác làm bài thi IELTS trên máy tính, như điền đáp án vào ô trống hoặc chọn phương án đúng."Có hai cách rèn luyện thao tác. Thứ nhất là qua các trang web luyện thi trực tuyến như 'IELTS Online Tests'; hai là chỉnh chế độ hai tab trong một màn hình, một bên là tab đề thi, một bên là tab trang trống để luyện kỹ năng ghi chú (note-taking) và gõ đáp án trong các kỹ năng nghe, đọc, viết", nam sinh đạt IELTS 8.0 khuyên và đồng thời lưu ý thí sinh nên dành ít nhất một tuần để làm quen thao tác trên máy.Ngoài ra, Tuấn cho biết thêm anh cũng gặp vài khó khăn trong quá trình thi IELTS trên máy tính, như có khoảnh khắc anh mất tập trung do phải đảo mắt nhìn hai phần của màn hình (một bên là đề, một bên là câu hỏi). "Ngoài ra khi đến bài thi viết, mình bị hoa mắt nên không đọc hiểu được đề thi viết, phải mất 5-7 phút định hình lại", anh nói. Đó cũng là lý do Tuấn khuyên thí sinh cho mắt tạm nghỉ 10 giây sau mỗi kỹ năng hoặc mỗi phần.Anh Lê Huỳnh Đức, Giám đốc Trung tâm IELTS Huỳnh Đức (TP.Đà Nẵng), chia sẻ trong lúc ôn IELTS, thí sinh nên sử dụng laptop hoặc iPad có bàn phím để thực hiện tất cả thao tác trên máy tính, như ghi chú thông tin, làm bài, luyện tập và tương tác với nhau..."Điều này giúp các bạn quen với định dạng này ngay từ đầu", anh nói. Ngoài ôn tập với các nguồn trực tuyến, thí sinh còn có thể dùng phần mềm giả lập bài thi IELTS trên máy tính của IDP và Hội đồng Anh để làm quen với giao diện, thao tác, áp lực thời gian, anh Đức lưu ý thêm.Cũng theo anh Đức, việc đọc đoạn văn dài trên màn hình có thể gây mỏi mắt và khó tập trung hơn, nhất là với những ai quen đọc tài liệu in. Ngoài ra, thí sinh quen dùng bút để gạch từ vựng cũng sẽ thấy khó khi thi máy. "Nhưng các trung tâm khảo thí đều trang bị màn hình lớn, độ phân giải cao, giúp giảm thiểu tình trạng mỏi mắt. Hơn nữa, giao diện thi IELTS trên máy cũng có chế độ ghi chú và highlight", anh Đức kể."Các bạn cũng cần tập gõ máy tính thường xuyên để cải thiện tốc độ, độ chính xác, nhất là với kỹ năng viết. Các bạn cũng nên tắt chế độ sửa lỗi chính tả tự động ở các ứng dụng gõ bàn phím để tập làm quen với môi trường như khi thi thật. Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu kỹ về quy trình thi IELTS trên máy tính cùng các quy định, hướng dẫn khác", nam giáo viên khuyên.